
Toàn cảnh buổi lễ khai giảng
Tham gia lớp học có gần 60 học viên, là cán bộ, công chức, viên chức các ban, ngành cấp tỉnh; phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh các huyện, thành phố trong tỉnh. Nội dung lớp bồi dưỡng cung cấp các chuyên đề: Tổng quan về di tích lịch sử - văn hóa ở Việt Nam và hoạt động quản lý nhà nước; các văn bản pháp luật và chính sách trong hoạt động quản lý nhà nước về di tích; hoạt động quản lý nhà nước về di tích ở Kiên Giang; nguồn nhân lực trong hoạt động quản lý nhà nước về di tích…. Cuối khóa học các học viên được Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh trao giấy chứng nhận hoàn thành lớp bồi dưỡng.
Theo thống kê, toàn tỉnh Kiên Giang có hơn 160 di tích với các loại hình: di tích kiến trúc nghệ thuật, lịch sử, di tích danh lam thắng cảnh, di tích khảo cổ. Số lượng di tích được xếp hạng đến nay là 56 di tích, gồm: 01 di tích quốc gia đặc biệt, 22 di tích cấp quốc gia và 33 di tích cấp tỉnh; số còn lại đã được lập danh mục kiểm kê. Trong mỗi di tích đều gắn liền với nhiều di sản văn hóa phi vật thể mang giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc như: Lễ hội, tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, phong tục tập quán... Trong thời gian tới dự kiến xếp hạng các di tích cấp tỉnh như: Chùa Hòn Sóc ở xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất; Đình Nguyễn Trung Trực ở xã Cửa Cạn, thành phố Phú Quốc; Nhà lưu niệm Đông Hồ ở thành phố Hà Tiên.
Trong năm 2022, Trung tâm Văn hóa tỉnh phối hợp với Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh mở thêm một lớp bồi dưỡng về thuyết minh di tích.