
Bảo tàng Kiên Giang trưng bày lưu động tại huyện Gò Quao
Nội dung phối hợp, gồm có công tác lãnh đạo, quản lý; công tác bảo tàng; công tác bảo tồn. Về công tác lãnh đạo, quản lý: Hàng năm, lãnh đạo hai đơn vị tổ chức cuộc gặp gỡ, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về công tác quản lý, điều hành về nghiệp vụ chuyên môn; chương trình số hóa di sản văn hóa bảo tàng và di tích lịch sử. Đối với công tác bảo tàng: Trao đổi kinh nghiệm về công tác trưng bày, triển lãm chuyên đề, triển lãm lưu động phục vụ các sự kiện chính trị lớn được tổ chức tại địa phương. Tìm hiểu về công tác sưu tầm hiện vật, phương pháp phòng ngừa, bảo quản trị liệu hiện vật lưu tại kho cơ sở. Chia sẻ kinh nghiệm về lập đề cương, thiết kế mỹ thuật trưng bày và công tác thuyết minh phục vụ khách đến tham quan bảo tàng. Nghiên cứu, trao đổi phương pháp xây dựng và tổ chức chương trình giáo dục bảo tàng. Đồng thời, xây dựng phương pháp tiếp cận lịch sử nhanh, dễ hiểu, phục vụ tâm lý đối với khách tham quan. Tham dự lớp tập huấn để trao đổi học tập về công tác sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày tại bảo tàng và di tích của hai tỉnh tổ chức. Liên kết triển lãm ảnh, hiện vật phục vụ các sự kiện của hai tỉnh tổ chức.
Đối với công tác bảo tồn: Học tập kinh nghiệm về công tác trùng tu, tôn tạo, sửa chữa di tích, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, hướng dẫn nghiệp vụ sưu tầm tài liệu, hiện vật. Trao đổi nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng hướng dẫn công tác thuyết minh phục vụ khách tham quan tại các di tích. Trao đổi, học tập về lập hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt, quốc gia và cấp tỉnh, lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể đưa vào danh mục quốc gia. Tham dự lễ hội tại các di tích lịch sử của hai tỉnh tổ chức để học tập, trao đổi kinh nghiệm. Tổ chức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của hai tỉnh về tham quan bảo tàng và các di tích lịch sử trên địa bàn. Xây dựng nội dung hoạt động phong phú, phục vụ tốt nhu cầu nghiên cứu, tham quan, học tập; tuyên truyền, phổ biến về lịch sử, văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân. Qua đó, phát triển du lịch gắn với di tích lịch sử, thu hút nhiều lượng khách trong nước và nước ngoài đến tham quan để phát huy giá trị di tích lịch sử cũng như phục vụ du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về truyền thống lịch sử - văn hóa, giá trị các khu di tích, danh lam thắng cảnh tại hai tỉnh Kiên Giang và Hậu Giang.