
Huyện Vĩnh Thuận trưng bày sản phẩm OCOP đạt chuẩn từ 3 sao trở lên; sản phẩm OCOP tiềm năng tại Lễ công bố huyện Vĩnh Thuận đạt chuẩn nông thôn mới - Ảnh PCKG
Mục tiêu cụ thể của Đề án: Nhận diện tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch nông thôn tỉnh Kiên Giang; nhận diện tiềm năng phát triển du lịch nông thôn gắn với Chương trình OCOP tỉnh; đánh giá tiềm năng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch nông thôn gắn với Chương trình OCOP tỉnh Kiên Giang. Phấn đấu tất cả các điểm du lịch nông thôn trên địa bàn tỉnh được triển khai Đề án và hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Các vùng du lịch đều có kế hoạch triển khai Đề án và hỗ trợ chuẩn hóa đối với các điểm du lịch nông thôn có tiềm năng theo Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Các điểm du lịch nông thôn, chủ thể các mô hình được học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau và nhân rộng các mô hình du lịch nông thôn thành công, được đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Đến năm 2025: Có ít nhất 04 điểm du lịch nông thôn được tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP từ 3 - 4 sao, định hướng 5 sao. Đến năm 2030: Có ít nhất 12 điểm du lịch nông thôn được tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP từ 3 - 4 sao, trong đó có sản phẩm được tham gia, đánh giá phân hạng 5 sao quốc gia.
Để thực hiện Đề án đạt hiệu quả, tỉnh triển khai 03 nhóm giải pháp. Nhóm giải pháp về sản phẩm và sức mạnh cộng đồng tạo điều kiện cho các địa phương hình thành các mô hình quản lý về du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng như: Mô hình các doanh nghiệp do cộng đồng cùng sở hữu và điều hành (doanh nghiệp cộng đồng, doanh nghiệp xã hội); mô hình liên doanh giữa cộng đồng và doanh nghiệp tư nhân; mô hình liên kết giữa các cư dân địa phương tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch với nhau thành lập một đơn vị điều hành (Hợp tác xã, Ban Quản lý, Tổ tự quản, Hội quán,...). Đẩy mạnh nhận thức của các bên liên quan trong việc nhận diện tài nguyên du lịch nông thôn tại địa phương, phát triển các ý tưởng về sản phẩm và khai thác các tài nguyên để hình thành dịch vụ du lịch nông thôn theo hình thức liên kết chuỗi giá trị. Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương vào sản phẩm du lịch để nâng cao tính độc đáo, lợi thế cạnh tranh. Xây dựng phương án phát triển sản phẩm gắn với các thị trường mục tiêu để tạo ra hiệu quả kinh tế và tăng trưởng doanh thu. Nâng cao nhận thức, phát triển nguồn nhân lực du lịch theo cơ cấu hợp lý, bảo đảm số lượng, chất lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh, hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh việc nghiên cứu và đề xuất chính sách khuyến khích thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động toàn diện, nâng cao chất lượng nhân lực du lịch cả về quản lý nhà nước, vận động đoàn viên, thanh niên mạnh dạn đầu tư.
Nhóm giải pháp về khả năng tiếp thị, nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách ứng dụng công nghệ số trong xúc tiến, quảng bá du lịch, bảo đảm thực hiện thống nhất, chuyên nghiệp, hiệu quả; phát huy sức mạnh của truyền thông và tăng cường quảng bá trên mạng xã hội. Định hướng quảng bá toàn chuỗi giá trị du lịch nông thôn gắn với Chương trình OCOP. Mở rộng liên doanh liên kết với các tỉnh, các vùng lân cận để trao đổi thông tin thị trường, xây dựng hệ thống dự báo thị trường, tìm kiếm đối tác,... để thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển; kêu gọi, xúc tiến đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển hạ tầng và sản phẩm du lịch. Xây dựng thương hiệu du lịch gắn với sản vật địa phương, xây dựng câu chuyện truyền thông, marketing thương hiệu mang lại hiệu quả thiết thực cho ngành du lịch địa phương nói chung và du lịch nông thôn nói riêng.
Nhóm giải pháp về chất lượng sản phẩm, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch nông thôn gắn liền với xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, phát triển cảnh quan, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn di sản văn hóa địa phương. Kêu gọi đầu tư, phát triển các dịch vụ bổ sung cho du lịch nông thôn cũng như quan tâm nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các hoạt động trải nghiệm cho du khách để kéo dài thời gian lưu trú và tăng doanh thu cho ngành du lịch. Chú ý các vấn đề an toàn, an ninh trật tự cho du khách tại điểm đến. Chuyên nghiệp hóa chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân lực du lịch. Gắn chất lượng sản phẩm với nhu cầu thị trường và các yêu cầu trong Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Xây dựng bản đồ các điểm du lịch nông thôn được đánh giá, phân hạng, tăng cường khai thác ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông hiện đại để quảng bá chất lượng sản phẩm du lịch nông thôn.